Sự thay đổi đột ngột về thời tiết, sức đề kháng của heo suy giảm là điều kiện thuận lợi cho những mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát huy tác dụng nếu như không có biện pháp phòng trị phù hợp. Để góp phần vào việc khống chế bệnh, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, đảm bảo cho đàn heo phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, bài viết này nhằm cung cấp thêm cho các hộ chăn nuôi heo những thông tin cơ bản về một số bệnh thường gặp ở heo trong mùa mưa và những biện pháp phòng trị.thương-han-3

I. BỆNH DỊCH TẢ HEO :

Là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

1. Triệu chứng bệnh: 

Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể.
– Thể mạn tính: Các triệu chứng giống như thể cấp tính nhưng nhẹ và kéo dài. Heo bị nhiễm bệnh ở thể mãn tính sẽ gầy yếu, thường bị ho, khó thở, bài tiết không ổn định (lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón). Bệnh phát triển trong khoảng 1 – 2 tháng, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ chết do kiệt sức.

-Thể cấp tính: heo ủ rũ, lười ăn, hay tìm chỗ tối để nằm. Sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh thì heo thường bị sốt cao tới 41 – 42 độ, cơn sốt kéo dài khoảng 4 – 5 ngày mới hạ. Khi cơn sốt hạ nhanh cũng là lúc heo sắp chết. Heo bị bệnh thường xuyên thở mạnh, ở các chỗ da mỏng (như mõm, chỏm tai, chân và quanh sườn) xuất hiện các nốt đỏ riêng biệt rồi phát triển thành đám xuất huyết lớn. Sau đó, các điểm đỏ này bị tím lại rồi bong da vảy (hoặc bị thối loét). Mắt heo bệnh có màu trắng che phủ, mũi heo bị viêm nên nước mũi đặc.
Heo đi phân không ổn định, lúc đầu thì táo bón, đi ra phân cục nhưng khi thân nhiệt của heo hạ nhanh dưới bình thường (37-380C) thì đi ra phân lỏng “vọt cần câu” có màu vàng xám, có mùi tanh khẳm đặc biệt. Heo bị bệnh ở thể cấp tính thường xuống sức nhanh chóng và chết sau 3 – 6 ngày.
Hết sức chú ý, bệnh dịch tả heo ở thể cấp tính thường xuất hiện cùng với 1 số bệnh khác như bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng … Nếu bị cùng với bệnh phó thương hàn thì heo sẽ tiêu chảy trong thời gian dài, phân thối, sờ vào bụng heo thì thấy có nhiều chỗ sưng. Nếu bị cùng với bệnh tụ huyết trùng thì heo sẽ bị viêm phổi. Nếu cả 3 bệnh cùng xuất hiện thì ở da mõm, da tai, da cổ, da bụng có những mụn mủ nổi lên. Ngoài ra, tai và đuôi cũng bị hoại tử (thối).
Bệnh dịch tả heo lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá (ăn, uống). Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam). Heo khoẻ mạnh ăn uống phải virut dịch tả sẽ phát bệnh nếu chưa được tiêm phòng bằng vaccin.

2. Biện pháp phòng trị bệnh:

– Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình, khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.

II. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG HEO:

tu-huyet-1Do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo. Ở trạng thái bình thường heo ít bị bệnh tấn công nhưng khi heo bị suy giảm sức đề kháng thì mầm bệnh sẽ phát sinh và gây bệnh.

1. Triệu chứng bệnh: 

Thời gian nung bệnh từ 1 – 5 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể:
– Thể cấp tính: Heo thường bị sốt cao 41 – 420C, hầu và cằm bị sưng to. Khi bệnh, heo thường bị viêm phổi nên khó thở, nhịp thở nhanh, ho khan, chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần. Ở tai, mõm, bụng và những chỗ da mỏng xuất hiện những nốt đỏ, tím. Đôi khi heo có hội chứng thần kinh khi sốt cao như đi vòng tròn, kêu tom run rẩy, sùi bọt mép, chân co giật. Ở giai đoạn đầu của bệnh, heo thường bị táo bón sau đó bị tiêu chảy. Nếu không can thiệp kịp thời, heo sẽ chết rất nhanh sau 12 – 36 giờ.
– Thể mãn tính: Heo cũng bị sốt cao, khó thở và tiếp tục ho, các khớp bị sưng. Heo thường gầy hẳn đi, yếu ớt sau 1 – 2 tháng là chết.
Bệnh tụ huyết trùng ở heo thường phát sinh rải rác, tuy nhiên có những lúc bệnh phát triển ồ ạt tạo thành dịch bệnh. Bệnh thường hay phát sinh vào đầu và cuối mùa mưa. Bệnh thường xảy ra đối với heo từ 3 – 4 tháng tuổi và heo sau cai sữa.

benh-tu-huyet-trung (1)
2. Biện pháp phòng trị bệnh:

– Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho heo theo định kỳ 4 – 5 tháng 1 lần. Ngoài việc tiêm phòng, cần chú ý cải thiện điều kiện vệ sinh thú y (giữ chuồng trại khô ráo và thường xuyên sát trùng chuồng trại) và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giúp heo nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh.
– Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin 10 – 20 mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phối hợp với những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).
Trên đây là một số thông tin tóm tắt về một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho chăn nuôi heo hay xảy ra vào mùa mưa. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho các hộ chăn nuôi heo trong việc áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh vào thực tế sản xuất một cách có hiệu quả nhất./.

III. BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN HEO

Benh-pho-thuong-han-tren-heoDo trực khuẩn Salmonella cholerae suis gây nên với đặc điểm gây bại huyết, viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi (trên heo cai sữa), gây xáo trộn sinh sản (trên heo nái). Bệnh có thể gặp trên mỗi lứa tuổi của heo, đặc biệt là heo cai sữa (12 – 14 tuần tuổi). Ở lứa tuổi này heo bị nặng và dễ chết (tỷ lệ tử vong khoảng 50 – 80%). Bệnh còn có thể lây truyền từ heo qua bò, chó và người.

1. Triệu chứng bệnh: 

Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể
– Thể cấp tính: heo sốt cao 41 – 420C, bỏ ăn chỉ uống nước, nằm 1 chỗ, tai lạnh, da bụng nổi gai ốc, heo bệnh thường hay bị ói mửa, tiêu chảy phân màu vàng, hôi thối, đôi khi có lẫn máu. Sau vài ngày, heo bệnh có thể bị ho, khó thở, đặc biệt ở vùng da mỏng (quanh mõm, chỏm tai, kẹt háng, da bụng) bị xuất huyết. Giai đoạn cuối, heo bệnh thường đi đứng không vững, co giật, suy nhược rồi chết.
– Thể mãn tính: Heo sốt cao 41 – 420C, cơn sốt của heo diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày rồi ngưng sau vài ngày heo lại tiếp tục sốt. Lần này trên da heo xuất hiện những mảng đỏ có vảy. Heo bị tiêu chảy dai dẳng, phân có mùi thối, heo bị nhiễm bệnh sẽ bị xuống sức, gầy yếu và bị chết trong khoảng 10 – 15 ngày. Bệnh phó thương hàn lây lan qua đường tiêu hoá (ăn, uống), bệnh còn truyền vào heo do chuồng trại bị lạnh, ẩm ướt và do sự tấn công của các ký sinh trùng đường ruột. Bệnh thường phát triển thành những ổ dịch vào mùa mưa hoặc thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa.

thuong-han-2
2. Biện pháp phòng trị bệnh:

– Phòng bệnh: Bằng vaccin phó thương hàn heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm làm 2 lần: lần 1 khi heo được 20 ngày tuổi, lần 2 khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào góc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 10 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 6 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho heo theo định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần. Ngoài việc tiêm phòng, cần chú ý cải thiện điều kiện vệ sinh thú y (giữ chuồng trại khô ráo và thường xuyên sát trùng chuồng trại) và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giúp heo nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh.
– Trị bệnh: Hiện nay do tính đề kháng kháng sinh của vi trùng Salmonella rất cao, vì vậy trong thực tế điều trị nên sử dụng kháng sinh Norfloxacine với liều 5–10 mg/kg thể trọng phối hợp Dexamethasone, Vitamin C, B Complex. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kháng sinh Terramycin tiêm từ 3 – 5 ngày liên tục, heo con dùng liều 1mg/kg thể trọng, heo lớn dùng liều 10mg/kg thể trọng.

IV. BÊNH ĐÓNG DẤU LỢN

benh-dong-dau-lon-11. Triệu chứng bệnh:

– Lợn nái mang thai: biểu hiện của bệnh đóng dấu gồm dễ đẻ non, biếng ăn, dễ xảy thai, sốt, tai hơi xanh.
– Lợn nái giai đoạn đẻ, nuôi con: Lợn cũng thường mất sữa, tỉ lệ con chết cao, biếng ăn.
– Lợn đực: Lợn thường lờ đờ, tinh dịch kém, bỏ ăn.
– Lợn cai sữa, lợn trưởng thành: Lợn thường lông xơ xác, chán ăn.benh-dong-dau-lon-3

2. Biện pháp phòng trị bênh 

– Lợn khỏe mạnh: Để phòng bệnh bà con cần chọn giống lợn tốt chỗ uy tín, môi trường sạch sẽ, thoáng mát và tiêm phòng vacxin cho lợn định kỳ. Đặc biệt bà con cần chú ý kỹ đến chế độ ăn của từng giai đoạn của lợn.
– Lợn mắc bệnh: Hiện nay thì chưa có thuốc đặc trị bệnh. Vì vậy bà con có thể tăng cường sức đề kháng cho lợn như phun thuốc sát trùng, tiêm thuốc kháng sinh định kỳ cho lợn.
Đây là một bệnh rất nguy hiểm bà con cần chú ý nhiều hơn đến trang trại của mình, để phòng chống bệnh tốt hơn.

V. BÊNH LỞ MỒM LONG MÓNG

1. Triệu chứng bệnh:

Thời gian bệnh 2 – 4 ngày, có thể đến 21 ngày, triệu chứng, lợn chảy nước dãi, sốt cao liên tục, xuất hiện những mụn nước ở vùng chân, các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra. Lợn bị bệnh hay nằm, chán ăn.

long-mong

2. Biện pháp phòng trị bệnh

– Tăng cường tuyên truyền để mọi người hiểu biết về triệu chứng, tác hại và cách phòng bệnh. Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, định kỳ phun sát trùng. 

– Thức ăn, nước uống dùng cho lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. 

– Thực hiện các quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng đúng theo Pháp lệnh Thú y.

– Tiêm phòng vắc-xin lợn lần 1 từ 2 tuần tuổi trở lên, sau 28 ngày tiêm nhắc lại lần 2, rồi theo chu kỳ cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

– Người chăn nuôi phải thường xuyên quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng lạ như sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt có mụn nước ở vùng miệng và quanh móng chân phải tiến hành cách ly ngay.

– Báo ngay cho thú y và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý thích hợp.

– Phải tiêm phòng vắc-xin xung quanh ổ dịch, người tiêm phòng phải có trách nhiệm thực hiện an toàn sinh học không làm lây lan dịch.

– Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên bà con chỉ có thể cho con vật ăn thức ăn mềm dễ tiêu, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo.

– Xử lý các vết lở loét bằng cách rửa các loại thuốc sát trùng vào vết thương bị loét.

– Theo quy định hiện hành, bắt buộc phải tiêu hủy những ổ dịch thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 70% giá trị của gia súc.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *