Khi chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, việc cho vịt ăn không còn đơn thuần theo cách mà bà con nông dân trước đây vẫn thường làm, nó cần phải được thiết kế theo đúng công thức phối trộn thức ăn cho vịt mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Dưới đây là công thức trộn thức ăn cho vịt theo từng giai đoạn, từng mục đích nuôi

Thức ăn giàu năng lượng

  • Loại thức ăn này còn gọi là Carohydrat, nó bao gồm các loại ngũ cốc và những sản phẩm phụ của chúng, hàm lượng Protein của loại thức ăn này vào khoảng 20% và xơ thô khoảng 18%.
  • Trung bình trong thức ăn có chứa từ 10-12% Protein thô, 75-80% lượng Protein của nhóm thức ăn này thường có chất lượng không cao vì thiếu Lizin, Triptophan cùng Metionin. Trong đó thì Liazin là Acid amin bị hạn chế đầu tiên, chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể thay thế loại thức ăn bằng một loại thức ăn cho vịt khác không làm giảm hay tăng dắng kể lượng Protein bên trong khẩu phần ăn.vit-1
  • Hàm lượng chất béo có trong loại thức ăn giàu dinh dưỡng thường ở mức 2-5%, tuy nhiên cũng có không ít sản phẩm phụ gia như cám lúa lại chứa đến 23% chất béo. Dạng chất béo có trong thức ăn cơ sở thường được tạo thành từ loại Acid béo không no. 
  • Thức ăn năng lượng rất giàu Photpho nhưng lại nghèo Canxi, theo tính toán thì khoảng 2/3 khối lượng thức ăn là Carbohydrat, khả năng tiêu hóa vào khoảng 95%. Những loại thức ăn giàu năng lượng thường được dùng trong chăn nuôi vị bao gồm: Kê, cao lượng, ngô, thóc, lúa cùng một số sản phẩm phụ của chúng,…

Thóc – Ở các nước trong khu vực Đông Nam, thóc được xem là nguồn lương thực thực phẩm chính được sử dụng phổ biến nhất trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là trong cách chăn nuôi vịt theo phương pháp truyền thống. Hầu hết người dần ở nước ta thường sử dụng thóc làm thức ăn chính và cũng gần như là duy nhất để chăn nuôi vịt, các loại thực phẩm bổ sung khác thường sẽ do vịt tự tìm kiếm trong môi trường sống tự nhiên. Tuy nhiên phương pháp chăn nuôi truyền thồng hiện nay gần như không còn phù hợp vì chúng không thể mang lại hiệu quả kinh tế mà thay vào đó là cách chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tuy nhiên thóc vẫn được sử dụng như là một trong những nguồn thức ăn chính cho vịt.

Năng lượng trao đổi trung bình của thóc thường ở mức 2.630 – 2.860Kcal/kg, tương ứng với 11-12MrJ/Kg chất thô. Tỷ lệ Protein trong thóc chiếm từ 7,8-8,7%, mỡ là 1,2-3,5%, chất xơ là 10-12%. Ngoài ra trong thóc còn chứa một lượng lớn Lizin Acginin và Trytophan cao hơn so với ngô, thế nhưng hàm lượng các khoáng chất có trong thóc lại vô cùng thấp.vit-2

Ngô – Đây là loại thức ăn rất giàu năng lượng, nó có mức trao đổi năng lượng vào khoảng 3.100-3.200Kcal, tương ứng với 13-13,5Mk/Kg vật chất khô. Trong đó hàm lượng Protein của ngô là 8-12% ( Trung bình là 9%), lượng chất xơ thô khá thấp ( 4-6%), cao hơn tỷ lệ mỡ trung bình của hầu hết các loại thức ăn giàu năng lượng. Hàm lượng mỡ cao vừa là một ưu điểm mà nó cũng lại là khuyết điểm vì khi sử dụng trong các công thức phối trộn thức ăn cho vị, chúng sẽ dễ dàng làm mất đi vị ngon, khi thức ăn nóng lên thì các loại nấm mốc sẽ phát triển nhanh chóng và vô tình làm giảm đi giá trị dinh dưỡng, đồng thời còn xuất hiện độc tố Aflotoxin. Bên cạnh đó, ngô còn rất nghèo các loại chất khoáng như Mangan ( 7,3%/kg), Canxi ( 0,45%),…

Cao lương – Cao lượng là loại thực vật có rất nhiều ở những vùng nhiệt đới, chúng thường được con người trồng để lấy hạt ( Dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm). Hạt của cây cao lương có hàm lượng Protein rất cao, cao hơn so với ngô nhưng những thành phần dinh dưỡng khác lại thấp hơn. Tuy có hàm lượng Protetin cao hơn ngô thaế nhưng giá trị sinh học của Protein có trong hạt cao lượng lại thấp hơn so với thóc, gạo hay ngô. Protein thô có trong cao lương chiếm từ 11-12%, chất xơ là 3,1-3,2%, mỡ là 3,0-3,1%, dẫn xuất không đạm là 70-80%, năng lượng trao đổi vào khoảng 3.000Kcal ( Ứng với 12,61Mj/Kg chất thô).vit-3

 – Giá trị dinh dưỡng của kê bằng khoảng 95% ngô trắng, tuy nhiên hạt kê lại thiếu Vitamin A, Protein chiếm khoảng 10-11%, mỡ từ 2,3-2,7%, chất xơ từ 2,2-13,1%, năng lượng trao đổi rơi vào khoảng 2,667-3.192Kcal ( Ứng với 11,2-13,4Mj/Kg chất thô). Trong chế độ ăn uống của vịt con, chúng có thể hấp thu tới 44%. Do hạt kê có kích thước nhỏ hơn so với ngô, thóc và cao lượng nên chúng chỉ thường được dùng trong công thức phối trộn thức ăn cho vịt giò hay vịt đẻ là chủ yếu ( Không cần phải nghiền hay xay nhuyễn).

Thức ăn giàu Protein

Trong chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho vịt, khối lượng thức ăn giàu năng lượng thường chiếm đến hơn 70%. Chính vì thế mà loại thức ăn giàu Protein không được vượt quá ngưỡng 30%, loại thức ăn này được sử dụng chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu về Protein và nâng cao giá trị dinh dưỡng cho khẩu phần ăn hằng ngày của vịt. Thức ăn chứa nhiều Protein dành riêng cho vịt thường được khai thác từ hai nguồn chính:

Protein thực vật – Gồm một số loại cây họ đậu như đỗ tương, đậu xanh, khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương,… Đặc điểm chính của những loại thức ăn này là giàu Protein cùng các loại Acid amin thay thế khác. Protein từ các loại đậu rất dễ dàng hòa tan trong nước và còn giàu Lizin nên rất dễ để cho vịt tiêu hóa, hấp thu. Hàm lượng Magie, manga, canxi cùng đồng cao hơn hạt hòa thảo thế nhưng chúng lại nghèo Photpho. 

  • Đỗ tương – Đây có thể được xem là nguồn cung cấp Protein cực kỳ dồi dào mà người chăn nuôi vịt không nên bỏ qua, lượng Protein trong đỗ tương chiếm đến hơn 43%, mỡ là 16-18%, năng lượng trao đổi vào khoảng 3.600 – 3.700 ( Tương ứng với 15-16 Mj/Kg vật chất thô). Giá trị sinh học mà đỗ tương đem lại khá cao, chúng tương đương với hàm lượng Protein động vật, ngoài ra chúng còn rất giàu Lizin, Acid amin và Triptophan. vit-4
  • Lạc – Trong lạc có chứa rất nhiều dầu mỡ, 38-40% trong vỏ và 48-50% là trong nhân. Thường thì người ta sử dụng phụ gia của lạc sau khi ép thành dầu, còn gọi là dầu khô. Dầu chiết xuất từ lạc sẽ được sử dụng như một nguồn thức ăn bổ sung Protein trong chăn nuôi, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi gia cầm. Hàm lượng Protein trong vỏ và khô dầu vào khoảng 30-32%, trong khô dầu lạc nhân là 45-50%, tỷ lệ này tương ứng với mức 27,2 và 5,7%. 

Protein động vật – Loại thực phẩm này bao gồm những chế phẩm từ động vật như: Bột thịt, bột tôm, bột cá, bột máu,… đây là nguồn thức ăn rất giàu Protein và có đủ các loại Acid amin gần như không thể thay thế được cùng các nguyên tố khoáng, Vitamin quý.

  • Bột cá – Bột cá là nguồn thức ăn bổ sung Protein tuyệt vời do có chứa đầy đủ các loại Acid amin cần thiết, đặc biệt là Mentionin và Lizin.Bột cá được làm từ những nguyên liệu có giá trị cao nên khi sử dụng trong công thức phối trộn thưc ăn cho vịt thì bạn cần tính toán sử dụng một cách hợp lý, điều này sẽ giúp giảm giá thành trong chăn nuôi đi rất nhiều.
  • Bột đầu tôm – Sản phẩm được chế biến từ phần càng, vỏ và đầu tôm, đây là nguồn cung cấp Protein động vật rất giàu các nguyên tố khoáng và có giá trị trong chăn nuôi rất cao, đặc biệt là trong chăn nuôi gia cầm như vịt, gà,. Lưu ý: Chỉ nên sử dụng khoảng 10% bột đầu cá trong công thức phối trộn thức ăn cho vịt.vit-5

Thức ăn giàu Vitamin và khoáng chất

Thức ăn chứa nhiều khoáng chất thường được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm là: Muối ăn, phốt pho, muối amoni, muối của một số vi lượng, các phức hợp muối có chứa Canxi.

  • Khoáng đa lượng – Canxi cabonat ( CaCo3) được dùng làm thức ăn để bổ sung Canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày của vịt, Canxi cacbonat có khoảng 37%Ca, 0,18%P, 0,3% Na, 0,5% K và khoảng dưới 5% Si ( Dùng dưới dạng bột mịn). Đá vôi có khoảng 32-36%Ca, 1-2% là Mg, 3-4% là Si, S và F, cũng tương tự như với Canxi cacbonat, đá vôi cũng được dùng chủ yếu dưới dạng bột mịn. Bột vỏ trứng và vỏ sò: Trong bột vỏ sò có 33% là Ca, hơn 6% là P và nó cũng là nguồn bổ sung Canxi rất tốt cho gia cầm. Bột xương: Sản phẩm này được chế biến chủ yếu từ xương động vật, nó chứa khoảng 26-30% là Ca, 14-16% là P, ngoài ra còn có Na, K cùng nhiều nguyên tố đa lượng có lợi khác.
  • Khoáng vi lượng – Coban Clorua ( CoCl2-6H2O) có dạng bột màu đỏ hồng, chúng rất dễ tan trong nước và có chứa đến 24% Co, sản phẩm này thường dùng để bổ sung Coban trong khẩu phần ăn của gia cầm nói chung, các bạn hoàn toàn có thể thay thế Coban Clorua bằng Coban Cacbonat hay Caoban Axetat đều được.  Mangan Sunfat ( MnSO4, 5H2O) có dạng tinh thể màu hồng xám, lượng Mangan chiếm khoảng 23%, nó dễ tan trong nước và mục đích sử dụng chính là bổ sung Mangan cho gia cầm ( Có thể dùng Mangan Cacbonat để thay thế).vit-6
  • Thực phẩm bổ sung Vitamin – Bổ sung các loại Vitamin cùng hỗn hợp thức ăn được dùng dưới dạng Premix Vitamin và hỗn hợp đồng nhất các loại Vitamin D, A, E, B1, B2, B12, K, PP kháng sinh phòng bệnh, chống Oxy hóa. Ở Việt Nam thì Premix Vitamin thường được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN-3142-79, có 3 loại Premix chính dùng cho gà và vịt ở từng giai đoạn tương ứng là: Premix Vitamin cho vịt con và vịt thịt giai đoạn 1, Premix Vitamin dành cho vịt thịt giai đoạn 2, Premix Vitamin cho vịt trong thời kỳ sinh nở. Ngoài 3 loại Premix Vitamin đã liệt kê ở trên, chúng ta còn có một số loại nguyên liệu chuyền dung gia cầm như Fumevit. Sản phẩm này là hỗn hợp Vitamin A, E, D3, Mention và Furazalidon, chuyên dùng để phòng bệnh bạch lị, cầu trùng cho vịt và gà.

CHÚC BÀ CON CHĂN NUÔI THÀNH CÔNG !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *