1. Nông Dân Ba Vì – Hà Nội

Những năm gần đây, huyện Ba Vì đang đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt để tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi hợp lý, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, đất đai phù sa, tạo thuận lợi cho chăn nuôi và trồng trọt phát triển mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại, Ba Vì đã quy hoạch và hình thành 10 trên tổng số 31 xã chăn nuôi bò thịt với quy mô khoảng trên 20 nghìn con, bình quân mỗi hộ chăn nuôi 5 con bò. Riêng với Minh Châu,  xã trọng điểm của huyện Ba Vì về chăn nuôi bò thịt có hơn 4.000 con. 2-giong-co-nuoi-bo-co-cho-bo

Theo ông Đỗ Công Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Châu, ưu điểm nổi bật của chăn nuôi bò thịt là ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp và không cần tốn nhiều nhân công. Hơn nữa, nhận ra tiềm năng phát triển về chăn nuôi của xã, Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ giống có chất lượng cao và liên kết với một số doanh nghiệp để mua sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho bà con.

Chia sẻ về tình hình chăn nuôi bò thịt tại địa phương, ông Đỗ Công Dũng cho biết, trên địa bàn xã có khoảng 80% hộ dân chăn nuôi bò thịt. Địa phương đang tiếp cận dự án của Nhà nước thông qua doanh nghiệp để tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm có xuất xứ và thương hiệu. Đồng thời xã đang hướng đến chủ trương thay đổi cách tổ chức sản xuất nhằm gia tăng giá trị bền vững, tăng năng suất, chất lượng.Hiện tại, xã Minh Châu đang đầu tư phát triển giống bò thịt BBB và Wagyu nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. So với chăn nuôi bò sữa, bò thịt không cần diện tích nuôi lớn, chủ động về giống, nguồn thức ăn dồi dào có thể lấy từ phụ phẩm nông nghiệp như cây ngô, chuối, rơm rạ…

chan-nuoi-bo
Là hộ nông dân có hướng khởi nghiệp từ con lợn, nhưng do giá cả bấp bênh cùng nhiều dịch bệnh, từ năm 2016 gia đình anh Nguyễn Bá Anh, xã Minh Châu, huyện Ba Vì đã chuyển sang nuôi bò thịt. Hiện tại, anh đang nuôi hơn 20 con bò, mỗi năm xuất bán hơn chục con, trừ chi phí, gia đình anh có nguồn thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng.

“Thực chất, thời gian nuôi bò kéo dài hơn so với nuôi lợn, nguồn thu hằng ngày không có, nhưng làm giàu từ bò thịt là hoàn toàn có thể. Bò cũng có thể xuất bán bất cứ thời điểm nào nhưng nếu cố gắng nuôi khoảng 2 năm trở lên thì giá bán cao hơn rất nhiều. Nhờ nuôi bò thịt gia đình tôi ổn định được cuộc sống, có tiền tiết kiệm để lo cho con cái sau này”, anh Nam chia sẻ về hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò thịt mang lại.

Trong thời gian tới, xã Minh Châu hướng đến mô hình chăn nuôi phát triển bền vững khi liên kết với công ty xử lý môi trường để giúp đỡ địa phương xử lý sâu chất thải trong chăn nuôi và biến mô hình chăn nuôi thành chuỗi sản phẩm có thương hiệu. Hy vọng với những điều kiện thuận lợi và sử dụng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước trong chăn nuôi bò thịt hợp lý, huyện Ba Vì nói chung và xã Minh Châu nói riêng sẽ ngày càng phát triển kinh tế trong chăn nuôi.

2. Nông Dân Hưng Hà – Thái Bình

Dám nghĩ, dám làm, nông dân Cao Đăng Cường ở thôn Dương Thôn, xã Cộng Hòa (Hưng Hà) đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò với quy mô hơn 100 bò thịt, bò sinh sản, giúp gia đình vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Sau nhiều năm bươn trải tìm kế sinh nhai nhưng không thành công, năm 2015 anh Cường dồn hết vốn liếng được hơn 600 triệu đồng cùng gia đình mua 12 mẫu đất bãi ven sông để trồng cỏ voi nuôi 30 cặp bò lai Sind. Do ban đầu chưa có kinh nghiệm nuôi bò nên đàn bò của anh mắc bệnh chết. 

Anh Cường chia sẻ: Lúc đó tôi mất ăn mất ngủ nhiều ngày liền nhưng với quyết tâm bám trụ với nghề, mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, cùng với sự động viên của gia đình, tôi quyết tâm làm lại từ đầu. chan-nuoi-bo-3

Sau đó anh Cường theo học các lớp chăn nuôi thú y và tìm hiểu thêm kỹ thuật chăn nuôi bò 3B, bò lai Sind. Anh cũng chủ động tham gia học tập, tham quan các mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh do hội nông dân tổ chức. Từ đó càng thúc giục anh phải sớm khôi phục lại việc chăn nuôi.

Tuy nhiên, khó khăn đặt ra lúc này với anh là vốn bởi nuôi bò cần nguồn vốn lớn, nhất là giống bò 3B mỗi con giống có giá từ 20 – 25 triệu đồng, trong khi phần lớn vốn liếng tích cóp đã không còn do thất bại từ lần chăn nuôi trước. Sau đó, anh Cường mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân Cộng Hòa, người thân, bạn bè để đầu tư nuôi 40 con bò 3B. Rút kinh nghiệm từ lần chăn nuôi trước, anh đã tìm hiểu kỹ lưỡng kỹ thuật chăn nuôi và làm tốt công tác vệ sinh, phòng dịch bệnh. 

Theo anh Cường, bò 3B là giống bò cao sản nuôi không khó bởi có sức đề kháng cao, phàm ăn, cho sản lượng thịt rất cao. Trong quá trình chăn nuôi cần tiêm đủ hai loại vắc-xin phòng bệnh là lở mồm long móng và tụ huyết trùng, chuồng trại phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Giống bò này nuôi từ 8 – 9 tháng  là bắt đầu vỗ béo, thời điểm này phải cho ăn điều độ, đủ chất dinh dưỡng. Ngoài lượng cỏ voi là nguồn thức ăn chính, gia đình tôi còn cho bò ăn thêm tinh bột. Để có đủ lượng thức ăn cho bò, vào những ngày mùa anh Cường đã thuê nhân công đi thu rơm khắp các cánh đồng trên địa bàn huyện, đầu tư hơn 100 triệu đồng mua máy thu rơm và máy nghiền thức ăn để thuận tiện trong việc chăn nuôi, vừa cắt giảm chi phí, lại cho hiệu quả chăn nuôi cao.mo-hinh-chan-nuoi-bo-thit-hieu-qua-2 (1)

Sau nhiều năm vừa học vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay anh Cường đã thành công từ nuôi giống bò 3B và bò lai Sind. Hai năm 2018, 2019 anh xuất bán hơn 40 con bò thịt, trừ chi phí còn thu lãi gần 500 triệu đồng. Hiện trang trại của gia đình anh lúc nào cũng duy trì nuôi hơn 100 con bò, trong đó 60 bò sinh sản. Riêng đàn bò thương phẩm luôn được anh nuôi thành nhiều lứa vừa bảo đảm mật độ chuồng nuôi vừa cho thu nhập ổn định. Ngoài ra anh còn tạo việc làm cho 5 – 10 lao động với thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng. 

Anh Nguyễn Văn Minh, quê ở Tuyên Quang hiện đang làm tại trang trại của anh Cường cho biết: Tôi làm cho anh Cường, công việc không quá vất vả, chỉ cắt cỏ, nghiền cỏ và cho bò ăn nhưng thu nhập ổn định nên rất yên tâm.

Để xử lý chất thải của đàn bò, anh Cường đầu tư xây dựng hệ thống hầm biogas tận dụng khí làm chất đốt và có lượng phân hữu cơ để bón cho cỏ, mỗi đợt bón phân cho cỏ anh tiết kiệm được hơn 20 triệu đồng. Thấy anh Cường làm ăn có lãi, nhiều nông dân ngoài xã đã đến học hỏi kinh nghiệm và đầu tư chăn nuôi bò như anh. Hiện nay trang trại của gia đình anh Cường đã đầu tư gần 3 tỷ đồng với hệ thống chuồng trại chăn nuôi rộng hơn 1.000m2, khu vực trồng cỏ được anh trồng xen 1.000 cây gỗ lát, hơn 4.000 cây gỗ xoan, sau khi trừ chi phí mô hình của anh thu về hơn 600 triệu đồng/năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *