Hiện nay, ở nước ta đã áp dụng nhiều hình thức nuôi nuôi lươn mang lại hiệu quả, như: nuôi lươn trong ao đất, nuôi lươn trong bể xi-măng,… Sau đây, xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể không cần nhiều diện tích, dễ nuôi và cho thu nhập cao.

1. Chọn địa điểm, xây dựng bể nuôi lươn không bùn

1.1. Chọn địa điểm

– Chọn vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, có bóng mát.

– Nơi có địa thế hơi cao, quang đãng, tránh bão, lụt; nơi có nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát,…

– Nguồn nước phong phú, thuận tiện, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước.

1.2. Xây dựng bể nuôi

Hình dáng kích thước bể tùy theo qui mô nuôi mà quyết định. Bể nhỏ diện tích từ 10 – 30 m2 là thích hợp, độ sâu 0,7 – 1 m, bể nổi hoặc bể xi măng chìm đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc không cho lươn bò ra ngoài, dễ đánh bắt, lấy nước và tháo nước dễ.

Có 2 kiểu bể nuôi lươn chủ yếu sau:” sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” srcset=”” alt=”luon-khong-bun” width=”800″ height=”406″ data-src=”/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun.jpg” data-srcset=”/web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun.jpg 800w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun-300×152.jpg 300w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun-768×390.jpg 768w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun-510×259.jpg 510w” />

Bể lót bạt

– Bể bạt được lót trên nền đất bằng phẳng, đổ cát san đều trước khi trải bạt tránh hư hỏng; bờ phải vững chắc, làm bằng đất hoặc bằng gạch.

– Bể hình chữ nhật là thích hợp nhất, chiều cao thành bể so với mực nước trong bể từ 40 – 60 cm.

– Bờ bể  đắp cao có gờ hoặc lưới giăng để tránh lươn vượt bò đi mất, nhất là khi trời mưa.

– Các ống cấp, thoát nước độc lập, nên có ống xả tràn, các ống phải có lưới chắn.

– Nguồn nước được lấy vào bể nuôi phải qua túi lọc.

– Trong bể để giá thể cho lươn trú ẩn, giá thể làm bằng dây nilon, chà (cây bắp, cỏ, cây đậu xanh được phơi khô,…) hoặc bằng các phênh tre, ống nhựa,… Lớp giá thể cao 20 – 30 cm, mực nước trong bể cao bằng lớp giá thể.

– Phía trên bể dùng lưới phong lan che bớt ánh sáng.” sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” srcset=”” alt=”luon-khong-bun-ky-thuat” width=”800″ height=”600″ data-src=”/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun-ky-thuat.jpg” data-srcset=”/web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun-ky-thuat.jpg 800w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun-ky-thuat-300×225.jpg 300w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun-ky-thuat-768×576.jpg 768w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/luon-khong-bun-ky-thuat-510×383.jpg 510w” />

Bể xi măng

Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sửa chữa lại để làm bể nuôi lươn. Nếu xây dựng bể nuôi mới thì nên xây nữa nổi, nữa chìm với chiều cao khoảng 0,6 – 1 m, diện tích từ 6 – 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật, chiều rộng 2 – 4 m để dễ dàng chăm sóc.

– Các ống cấp, thoát nước độc lập, nên có ống xả tràn, các ống phải có lưới chắn.

– Nguồn nước được lấy vào bể nuôi phải qua túi lọc.

– Trong bể để giá thể cho lươn trú ẩn, giá thể làm bằng dây nilon, chà (cây bắp, cỏ, cây đậu xanh được phơi khô,…) hoặc bằng các phênh tre, ống nhựa,… Lớp giá thể cao 20 – 30 cm, mực nước trong bể cao bằng lớp giá thể.

– Phía trên bể dùng lưới phong lan che bớt ánh sáng.

2. Chuẩn bị bể nuôi lươn không bùn

Các bước chuẩn bị bao gồm:

– Tháo cạn:

+ Trường hợp bể mới nuôi lần đầu (bể mới xây) cần đưa nước vào vài lần để rửa và kiểm tra nồng độ pH của nước (đối với bể xây phải rửa thật sạch, có thể dùng cây chuối cắt thành khúc nhỏ để ngâm bể cho hết mùi xi măng).

+ Trường hợp bể đã nuôi trước đó thì tiến hành tháo cạn nước, rửa sạch bể.

– Tạc đều vôi bột nơi thành và đáy bể (1 kg vôi bột + 10 lít nước) hoặc chlorin 10 ppm (1 gam trong 1 m3 nước) để diệt mầm bệnh và điều chỉnh độ pH.” sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” srcset=”” alt=”nuoi-luon” width=”800″ height=”600″ data-src=”/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon.jpg” data-srcset=”/web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon.jpg 800w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-300×225.jpg 300w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-768×576.jpg 768w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-510×383.jpg 510w” />

– Phơi nắng 1 – 2 ngày, đưa nước vào đầy bể và ngâm 4 – 5 tiếng, sau đó tháo cạn nước để cấp nước mới vào thả giống.

– Dẫn nước: trước khi thả lươn 2 ngày, cho nước vào bể nuôi đúng mức nước quy định và kiểm tra các điều kiện môi trường đạt yêu cầu mới thả lươn.

+ Nhiệt độ nước: 25 – 270C.

+ pH: 7 – 8 là thích hợp

+ Oxy hòa tan: 2 – 4 mg/lít.

3. Chọn và thả giống

Nên chọn mua con giống nhân tạo ở các cơ sở sản xuất có uy tín, con giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, có màu vàng đặc trưng của loài, bơi nhanh nhẹn, da không bị trầy xước, mất nhớt. Cỡ giống khoảng 300 – 500 con/kg. Đặc biệt lươn giống nhân tạo này đã được thuần bằng thức ăn viên.

Do nguồn lươn giống bán nhân tạo có kích cỡ nhỏ nên cần bố trí vào bể nuôi dưỡng đến khi lươn đạt kích cỡ lươn giống (40 – 60 con/kg). Mật độ nuôi dưỡng (giai đoạn 1): 200 – 300 con/m2. Mật độ nuôi thương phẩm (giai đoạn 2): 150 – 200 con/m2.

Trước khi thả lươn giống vào bể nuôi, tắm qua dung dịch nước muối nồng độ 2 – 3% khoảng 1 – 2 phút. Cần kiểm tra kỹ, nếu phát hiện những con bị bệnh hay yếu, lờ đờ, xây sát thì phải loại ra. Ngày thứ nhất sau khi bố trí lươn vào bể nuôi dưỡng không nên cho ăn để lươn ổn định. Từ ngày thứ 2 trở đi bắt đầu cho lươn ăn trùn chỉ hoặc trùn quế để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh. Khẩu phần ăn bằng 1 – 2% trọng lượng đàn. Thức ăn rải trong sàng ăn để dễ quản lý thức ăn. Cần quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu không có nguồn trùn thì cho lươn ăn thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn chiếm khoảng 1 – 3% trọng lượng đàn, hàm lượng đạm 42 – 44%, mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần, lần 1 lúc 6 giờ sáng, lần 2 lúc 5 giờ chiều.

Trong giai đoạn nuôi dưỡng này nên thay nước toàn bộ hàng ngày và vệ sinh bể nuôi để kích thích lươn bắt mồi. Sau 2 – 3 tháng nuôi dưỡng lươn đạt cỡ giống lớn thì tiến hành phân cỡ và san bể nuôi để lươn trong mỗi bể có kích cỡ đồng đều. Do lươn có tập tính ăn lẫn nhau, nên khoảng 1 tháng nuôi hoặc thấy lươn có phân đàn cần tiến hành phân cỡ ra nuôi riêng để hạn chế lươn hao hụt. Trước khi phân cỡ cho lươn nhịn ăn 1 ngày, dùng sàng trơn láng để phân loại cỡ lươn hoặc dùng vợt để bắt lươn (không dùng tay).” sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” srcset=”” alt=”nuoi-luon-9305″ width=”800″ height=”600″ data-src=”/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-9305.jpg” data-srcset=”/web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-9305.jpg 800w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-9305-300×225.jpg 300w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-9305-768×576.jpg 768w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-9305-510×383.jpg 510w” />

4. Chăm sóc và quản lý

Duy trì mức nước bể nuôi trong suốt quá trình nuôi đạt 20 – 50cm (vừa ngập các giá thể), không cần cho nhiều. Thay nước: Thay 100% lượng nước trong bể trước hoặc sau khi cho ăn 1 – 2 giờ, 1 – 2 lần/ngày. Nếu nuôi mật độ dầy, nên thay nước mỗi ngày 2 lần; còn ở mật độ thưa thì 1 ngày thay nước 1 lần. Nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 3°C. Khi thay nước phải kết hợp xịt rửa vệ sinh và quan sát thấy lươn có dấu hiệu bệnh nên bắt và tách riêng lươn bệnh ra thau hoặc thùng để điều trị tránh bị lây lan mầm bệnh. Sau đó bơm nước mới vào và duy trì mực nước cố định. Lươn nuôi với mật độ dày, điều kiện môi trường rất dễ bị ô nhiễm thì lươn cũng dễ mắc một số bệnh. Khi đã mắc bệnh thì khả năng lây lan là rất nhanh. Do đó, việc giữ vệ sinh cho khu vực nuôi, đặc biệt là nguồn nước phải hết sức chú ý.

Định kỳ bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C, sổ giun sán và trộn tỏi vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn. Đặc tính của lươn là ăn vào ban đêm, do đó, ban đêm cho lươn ăn lượng thức ăn khoảng 80%, còn 20% cho ăn vào ban ngày.

Khi rãi thức ăn nếu thấy hiện tượng lươn bắt mồi kém, âm thanh bắt mồi của lươn rời rạc. Lươn bò rải rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong giá thể (vĩ tre, sợi ni lông). Các đặc điểm này đồng thời xuất hiện là dấu hiệu cho biết lươn nuôi có triệu chứng bệnh. Khi phát hiện lươn bệnh thì phải ngừng cho ăn, thay nước mới, sử dụng nước muối có hàm lượng 3 – 5% tắm cho lươn và theo dõi kỹ đàn lươn để có biện pháp xử lý kịp thời.” sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” srcset=”” alt=”nuoi-luon (2)” width=”800″ height=”533″ data-src=”/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-2.jpg” data-srcset=”/web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-2.jpg 800w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-2-300×200.jpg 300w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-2-768×512.jpg 768w, /web/20230325035616im_/http://maynongnghiepbinhminh.com/wp-content/uploads/2022/11/nuoi-luon-2-510×340.jpg 510w” />

5. Thu hoạch

Sau thời gian nuôi, khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày. Thông thường, cỡ lươn giống thả từ 100 – 300 con/kg, thời gian nuôi từ 8 – 10 tháng lươn có thể đạt được 150 – 250g/con. Cỡ lươn thả 300 – 500 con/kg thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng đạt cỡ 150 – 250g/con. Năng suất: Tùy theo mật độ nuôi lươn, năng suất có thể đạt từ 15 – 20kg/m2/vụ (mật độ 150 con/m2), năng suất có thể tăng gấp đôi nếu nuôi mật độ cao. Sau khi thu hoạch cần vệ sinh bể sạch sẽ để chuẩn bị nuôi vụ tiếp theo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *