Nuôi cá trắm cỏ cần chú ý những điều gì???

ca-tram-la-ca-gi-cach-phan-biet-ca-tram-den-voi-ca-tram-co-ca-tipsnote-800x450

Chuẩn bị ao nuôi cho cá trắm cỏ

Diện tích ao nuôi tốt nhất nên có diện tích từ 300-1000m2, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ dân mà bà con có thể tận dụng các tài nguyên sẵn có ở địa phương để xay dựng ao nuôi. Cá trắm cỏ ưa nước sạch nên ao nuôi phải quang đãng, nếu nước tù thì tát cạn, rải vôi để khử trùng tránh bệnh tật cho cá. Bờ ao chắc chắn, nạo vét bùn dưới đáy ao chỉ để lại 1 lớp dày khoảng 20cm.

Mực nước ao nuôi cá trắm cỏ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cá, mực nước nông hay sâu quá đều không đạt tiêu chuẩn, trung bình mực nước lý tưởng để nuôi cá trắm cỏ là khoảng 1-1,2m, có bờ tường để không thất thoát nước ra ngoài.ao-nuoi-ca-tram-lot-bat-nhua

Lấy nước vào đáy ao: Nước lấy vào ao phải đảm bảo là nước sạch không tù đọng, độ Ph an toàn 6,5. Giăng lưới mắc nhỏ khi tát nước để tránh có cá tạp theo vào phá hủy môi trường sống của cá trắm.Trước khi thả cá 3 ngày, bà con cần bón khoảng 20 – 30kg phân chuồng ủ mục khắp ao để làm thức ăn cho cá.

Sau mỗi vụ mùa thu hoạch ca, bà con cần tu sửa ao nuôi, tát cạn nước cũ, nhổ bỏ cỏ dại và dọn bùn đọng. Rắc vôi bột quanh đáy ao để diệt sạch mầm mống sâu bệnh. Cứ 100m2 rải 10kg vôi. Phơi nắng 3-7 ngày cho mùn phân hủy hết trước khi bơm nước mới vào ao.

Thả cá giống

Yêu cầu cá giống phải khỏe mạnh, không còi cọc. Nếu cá nuôi lồng thì sau khi lũ rút hoặc vào mùa xuân khoảng tháng 2, tháng 3 thả cá là tốt nhất. Cá trắm cỏ lớn rất nhanh nên nuôi được nửa năm có thể tỉa bớt và hết năm là thu hoạch được rồi. Mật độ thả cá là khoảng 30-35 con/ m3 nước.

Đối với cá trắm thì không thả trực tiếp xuống ao mà cho túi đựng cá giống xuống nước để cân bằng lại nhiệt độ. Sau 15 phút thì mở miệng túi cho cá tự bơi ra ngoài. Thời gian thả là vào sáng sớm hay chiều tối vào những ngày trời quang.gia-mua-ban-ca-tram-co-giong-1

Cá trắm cỏ ăn gì? Cho ăn sao cho đúng cách?

Cá trắm cỏ là loài cá dễ nuôi, thức ăn của nó đa dạng, dễ kiếm, chủ yếu ăn cỏ, rong, bèo trong nước hay các loại lá ngô, lá sắn,… hoặc các sinh vật nhỏ, phù du sống trong nước.

Hiện nay trong quá trình chăn nuôi, bà con nông dân cũng cho cá ăn cám ngô hay trồng thêm cỏ trong nước để cá dễ dàng chủ động tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào hơn, mau lớn hơn

Đối với đàn cá trắm cỏ mới thả thì bà con cần băm nhỏ các loại lá của nông sản rải cho cá ăn. Tùy thuộc vào độ lớn của cá mà băm nhỏ thức ăn sao cho vừa miệng của chúng. Cần kiểm tra và dọn sạch vụn thức ăn còn sót lại để giữ độ sạch của nước ao, tránh làm ô nhiễm nước ao, tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sản gây hại cho đàn.

Mỗi loại thức ăn đều có định lượng riêng phù hợp, nếu là lá khoai, chuối thì định lượng thức ăn vừa đủ là 30-40% trọng lượng số cá thả trong ao. Rong, bèo là 60%cach-nuoi-ca-tram.

Trong trường hợp bà con muốn trộn thêm các loại thức ăn tự chế biến, các loại tinh bột như cám ngô, cám gạo trong khẩu phần ăn của cá để vỗ béo cá thì chỉ nên cho vào khoảng 2% tổng trọng lượng của cá thả trong ao mà thôi.

Để giảm chi phí khi nuôi bà con có thể thả thêm các con tôm, tép nhỏ hoặc trồng cỏ là thức ăn cho cá. Cho cá ăn thành nhiều đợt, đảm bảo tất cả cá trong ao đều được ăn đủ. Theo dõi màu nước và mức tiêu thụ thức ăn mà điều chỉnh cho phù hợp. Thức ăn tăng dần theo sự lớn lên của cá. Để đảm bảo môi trường sống cho cá thì phải vớt cỏ, lá già hay thức ăn thừa trong lồng trước mỗi lần cho ăn.

Lưu ý trong quá trình nuôi cá

Trong quá trình nuôi cá, bà con phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra lại bờ, ao mực nước và màu nước trong ao để kịp thời xử lý nếu có sự cố xảy ra. Nếu thăm ao vào buổi sáng thấy đầu cá nổi lên trong một khoảng thời gian dài thì phải bơm thêm hàm lượng ô xi trong nước ngay lập tức. Định kỳ hàng tháng, hàng năm hoặc 2 năm phải rải vôi làm sạch nước.

Bệnh phổ biến ở cá trắm cỏ cần biết

Bệnh đốm đỏ – Bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất

Thời gian đầu nhiễm bệnh, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi nhìn kỹ bà con sẽ thấy những vết loét đỏ trên thân cá, vảy cá rụng nhiều.

Bệnh chuyển biến nặng, vây cá bị cụt dần, chảy máu, các vết lở loét xuất hiện ngày càng nhiều và ăn sâu vào cơ thể. Cá bắt đầu có mùi hôi, các nấm và ký sinh trùng gây bệnh cũng xuất hiện khiến bụng trương phình, mắt chuyển sang màu đục ngầu.

Bệnh này rất dễ lây lan ảnh hưởng đến toàn bộ cá trong hồ nên việc phòng chống bệnh cần được thực hiện bằng cách loại bỏ những con cá bị bệnh mất khả năng ăn uống ra khỏi ao nuôi càng sớm càng tốt. Đồng thời bà con cần phải dùng thuốc KN-04-12 do viện nghiên cứu môi trường thủy sản cung cấp để phòng ngừa loại bệnh này.

Bệnh xuất huyết – Căn bệnh cực kỳ nguy hiểm chưa có thuốc chữa trị nên công tác phòng bệnh phải được lưu ý ngay từ khi bắt đầu nuôi.

Bệnh này do vi rút gây ra làm cá chết nhưng toàn thân vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, nếu quan sát thường xuyên sẽ thấy những con cá này trước khi chết thường bỏ ăn, không còn linh hoạt nữa. Trong bóng tối thân cá ửng đỏ do lớp vảy dưới da bị xuất huyết. Nếu có nhiều cá bị bệnh này thì tốt nhất là thu hoạch đem đi bán. Nếu cá còn nhỏ thì loại bỏ làm sạch ao để nuôi đợt mới.

Bệnh trùng mỏ neo – Bệnh sinh ra từ loài ký sinh trùng mỏ neo

Cá trắm cỏ có ký sinh trùng mỏ neo sẽ bị hút hết chất dinh dưỡng, da xuất hiện các vết viêm loét. Chính điều này khiến đề kháng của cá giảm. Tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.Dấu hiệu của bệnh này là cá có nốt đỏ, viêm loét và chảy máu trên thân. Trọng lượng cá không bình thường, cá gầy nhưng đầu lại to. Màu sắc da cũng bị biến đổi và tốc độ bơi giảm sút.

Bệnh này có thể phòng và trị bằng cách dùng lá xoan tươi đập dập thành từng bó cho xuống ao có cá bị bệnh trùng mỏ neo. Khi đang chữa bệnh bằng phương pháp này bà con sẽ thấy thấy cá có hiện tượng nổi đầu là do lá xoan phân hủy làm giảm lượng ô-xi trong nước, bà con không cần lo lắng.