1. Mụn dừa và xơ dừa là gì

Mụn dừa, hay mụn xơ dừa, là một trong các phụ phẩm của trái dừa. Khi vỏ dừa được xay nhuyễn, sẽ được một hỗn hợp trộn lẫn nhau bao gồm những sợi xơ dài và mụn xơ dừa nhuyễn mịn.

Mụn xơ dừa được xem như một chất cải tạo đất cho vườn tược. Người ta phát hiện ra rằng xơ dừa có hiệu suất ngang bằng với peatmoss (rêu than bùn). Xơ dừa đã được chứng minh là giữ ẩm tốt, dễ thấm ướt hơn peatmoss, thoát nước tốt, phân hủy chậm hơn và chịu nén tốt hơn. Một ưu điểm nữa là mụn dừa còn rất dễ tìm và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với peatmoss.Mụn dừa đã qua xử lý

2. Cách xử lý và sử dụng mụn, xơ dừa

Vỏ dừa sau khi được xay nhuyễn sẽ thu được xơ dừa thô. Xơ dừa thô chưa qua xử lý không nên dùng để trồng cây liền. Bởi vì trong xơ dừa còn chất chát, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Nhất là khi dùng xơ dừa để ươm hạt, giâm cành cây hay trồng các loài cây nhỏ, nhạy cảm với giá thể trồng. Mình cũng đã thử với các loại cây lớn hơn như phát tài, lưỡi hổ hay ớt, đinh lăng…

Nếu bạn muốn ươm cây trong khay xốp hoặc vỉ ươm có lỗ nhỏ thì nên sàng xơ dừa thô để tách riêng phần mụn và phần sợi xơ dừa. Mụn xơ dừa được mang đi ngâm nước vôi 5 ngày để khử chát. Thường xuyên khuấy đảo trong khi ngâm. Sau đó xả lại nhiều lần bằng nước thường để loại bỏ bớt lượng vôi còn thừa. Nếu bạn trồng cây lớn trong chậu lớn thì có thể không cần phải sàng. Sợi xơ dừa và vụn vỏ dừa còn sót trong xơ sẽ tạo khoảng trống trong hỗn hợp đất trồng. Nó sẽ giúp rễ cây được thoáng khí và còn có thể giữ ẩm cho đất.

3. Lợi ích của mụn dừa

  • Mụn dừa được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp vì có nhiều công dụng nổi bật như:
  • Là nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất bạc màu một cách hiệu quả.
  • Làm đất tơi xốp, thông thoáng.
  • Giữ ẩm tốt, giúp cây chịu hạn vào mùa khô. 
  • Tăng độ phì nhiêu cho đất. 
  • Rất thích hợp để làm giá thể trong nhà kính. Áp dụng cho những loại rau, dâu tây thủy canh, cây ăn trái rau mầm, ươm cây giống, hoa kiểng,… 
  • Đặc biệt dùng để ươm giống các loại cây, chiết, giâm cành,..

Chính vì có công dụng như vậy, nên hiện nay nhiều người có nhu cầu tìm mua mụn dừa để chăm sóc cây trồng, tăng hiệu quả và năng suất.

Ngoài ra, mụn dừa còn có các ưu điểm vượt trội như dễ thấm nước, giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh, kháng sâu bệnh, không phát triển cỏ dại. Tăng khả năng trao đổi ion trong đất, giúp cho đất tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện cho rễ cây phát triển, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.

4. Hướng dẫn cụ thể cách ủ xơ dừa hiện nay

4.1. Chuẩn bị công cụ để ủ xơ dừa

Để ủ xơ dừa chuẩn và đạt hiệu quả cao nhất trước tiên các bạn phải chuẩn bị công cụ đầy đủ như dưới đây:

  • Cân: chính là công cụ dùng để đo lường các chất ủ
  • Bạt hoặc bao bì lớn: Với mục đích đảm bảo cho quá trình ủ không gặp những tác nhân xấu.
  • Một số dụng ụ đảo và xúc: như xẻng, cuốc, cào…vv
  • Nước và thùng để chứa nước

4.2. Chuẩn bị nơi để ủ xơ dừa

Các bạn nhớ phải chọn nơi ủ xơ dừa thật thoáng mát, và khô ráo. Tránh xa những nơi ẩm thấp hay những nơi trực tiếp bị ánh nắng chiếu vào vì như thế sẽ không tốt cho quá trình ủ xơ dừa.

4.3. Nguyên liệu để ủ xơ dừa

Sau khi chuẩn bị nơi ủ xong thì lúc này các bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ủ bao gồm:

  • Xơ dừa với trọng lượng ủ khoảng 1300kg
  • Phân bón(NPK) dự trù khoảng từ 5 – 6kg
  • Vôi bột cần chuẩn bị khoảng 13 – 15kg
  • Supe lân (bột) chuẩn bị với khối lượng từ 31 – 35kg
  • Nước: 200l
  • Chế phẩm EM1:  khoảng 4 – 5l

4.4. Xử lý chất chat có trong xơ dừa

Đầu tiên chúng ta cần làm nhỏ vỏ dừa bằng máy cắt hay máy nghiền. Và sau đó cần phải loại bỏ chất tannin có trong vỏ dừa ra bằng cách ngâm nước từ 48 tiếng – 54 tiếng. Sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch. Rồi chúng ta tiếp tục xả lignin chất gỗ ở trong xơ dừa đi bằng cách ngâm vào nước vôi trong theo tỉ lệ: 5kg vôi + 200l H2O. Ngâm từ 5 đến 8 ngày rồi sau đó ta vớt ra. Lúc này chúng ta tiếp tục rửa sạch bằng nước vôi, rồi ngâm xơ dừa thật sạch khoảng 2 – 4 lần xả nước rồi dùng EM1 để ủ.

4.5. Tiến hành ủ xơ dừa

Sau khi chuẩn bị đầy đủ công đoạn, vật dụng cũng như xử lý xong chất chat thì tiến hành ủ xơ dưa bằng phân supe, vôi bột, phân NPK trộn lẫn với các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn như sau:

  • Đầu tiên: Chúng ta hãy dùng những dụng cụ để dàn mỏng các hỗn hợp xung quanh với chiều dày khoảng 31cm
  • Tiếp theo: Chúng ta hãy dùng chế phẩm EM1 để ủ cùng với dung tích dùng 6l EM1 và trộn cùng 200l nước. Tiếp đến chúng ta tưới đồng đều EM1 lên hỗn hợp đã dàn mỏng ở B2.
  • Cuối cùng: chúng ta tiến hành ủ sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ rơi vào khoảng 65 đô C. Khi này thì quá trình phân giải của những chất hữu cơ sẽ tăng nhanh. Vì thế mà những loài VSV hảo khí sẽ có xu hướng tăng. Đợi 7 – 8 ngày thì chúng ta bắt đầu trộn lẫn với nhau và thêm nước để duy trì độ ẩm. Cho đến thời gian khoảng 26 đến 30 ngày thì chúng ta sẽ đảo trộn 1 lần và cung cấp thêm độ ẩm cần thiết. Chờ 1 khoảng thời gian 2 tháng chúng ta có thể bắt đầu sử dụng xơ dừa cho mục đích khác nhau.

Hiện nay bên chúng tôi có rất nhiều các sản phẩm máy băm thành mụn dừa phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Các bác có thể tham khảo sản phầm tại đây.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *